Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Cung Đàn Hạnh Ngộ - Hội Thảo Truyền Hình Giữa Thanh Hải Vô Thượng Sư Với Nghệ Sĩ Âu Lạc (Việt Nam), Phần 4/8

2018-04-11
Ngôn Ngữ:English,Vietnamese (Tiếng Âu Lạc [Tiếng Việt])
Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Những người nghệ sĩ, họ đến thế giới này là để tô điểm cho thế giới thêm tươi đẹp và hạnh phúc. Làm đẹp cho thế giới cũng là mang bầu không khí hòa bình, tươi vui đến cho mọi người mọi vật. Người nghệ sĩ dùng tài năng thiên phú của mình để giúp cho cuộc sống thêm ý nghĩa, và nhất là xoa dịu, an ủi lòng người khi đối diện với những bất an trong cuộc sống. Cho nên mỗi lần chúng ta nghe được một bản nhạc hay, hay ngắm một bức tranh đẹp, hay là nhìn một căn phòng trang trí rất là ấm cúng, hay là nghe những bản nhạc rất là có linh hồn, xem những vở kịch hay, những phim tuồng rất là cảm động thì chúng ta cảm thấy tâm hồn được phong phú hơn hoặc là được an ủi hơn.

Có một người tôi biết hả, cô bạn có bạn trai của cô bỏ cổ đi, cổ khóc quá trời, khóc sao cũng không hết buồn. Chị Hai biểu về nhà mở nhạc nghe, nghe hoài nghe hoài, đừng có chấm dứt. Tại vì cổ không có tu thiền nên mình đâu có nói thiền gì được đâu. Mình biểu cô về nhà mở đi, mở nhạc nghe những cái bài nào mà cô thích nhất. Ví dụ như của Thái Thanh, hay Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Khánh Ly, Mai Hương, Lệ Thu, Lệ Thanh, Hà Thanh, tất cả rất là nhiều nghệ sĩ hồi xưa ấy mà. Những nghệ sĩ mới thì chị Hai không biết nhiều nha, xin lỗi nha. Bây giờ không có rảnh nữa, chỉ biết những nghệ sĩ cũ thôi. Biểu họ về nhà cứ mở ra cái băng mà nghe tiếp tục hoài đừng có cho nó ngừng. Nằm đó, vừa khóc vừa nghe. Hai ngày sau cổ hết buồn liền. Thiệt như vậy đó, chuyện này có thật!

Thành ra những người nghệ sĩ họ để hết tâm hồn của họ, tại vì họ thông cảm với những đau buồn của thế gian, cho nên họ làm được những bản nhạc, những lời ca vô cùng xúc cảm. Cho nên mình nghe đó, mình cảm thấy tâm hồn được an ủi cũng như có người gần bên mà ôm ấp, mà khuyên bảo mình như vậy đó. Cứ nghe, rồi cái sự chú ý của mình để vô trong dòng nhạc. Tất cả mọi người trên thế gian đều yêu thích nghệ thuật và ca nhạc, cho nên nghe những bản nhạc nào mình thích và cứ để tâm hồn vô đó thì mình quên đi những cái buồn phiền ở một bên. Lâu rồi hai ba ngày quên rồi, quên luôn. Tiếp tục nghe nhạc rồi quên luôn và tiếp tục đời sống bình thường. Kiếm bạn trai khác, quá trời thiếu gì bạn trai, ngồi đó mà khóc chi một ông, mệt, phải không?

Rồi sau đó cô đó lại cảm ơn Sư Phụ. Sư Phụ nói: “Rồi, ngày sau mà có bạn trai bỏ, cứ việc làm y như vậy đó. Hoặc thấy người nào mà khóc buồn cứ biểu họ làm như vậy, nghe nhạc.” Nhạc họ đưa tâm hồn mình lên những nơi khác, lên khỏi cái cảnh trầm luân đau khổ, khỏi những bụi bặm của thế gian. Tâm hồn mình được cao lên một chút thì mình quên những đau khổ này. Thí dụ như mình cứ ngâm hoài trong cái dòng sông thì hiển nhiên nó ướt, nó lạnh. Muốn hết ướt hết lạnh thì đi lên đi, hiểu chưa? Đi ra khỏi cái chỗ đó. Âm nhạc có thể đưa mình lên những chỗ khác, những cái thế giới khác, làm mình quên đi những sự buồn bã tạm thời.

Và ai cũng thích âm nhạc. Cho nên người Âu Lạc (Việt Nam) họ cũng thích nhạc ngoại quốc, người Mỹ, người Anh, người Pháp, nhiều khi chị Hai hát những cái bài của Âu Lạc (Việt Nam) mà chị Hai thích. Ồ, họ cũng thích quá trời. Họ nói: “Ồ Trời, hay quá!” Sư Phụ nói: “Anh không biết gì hết, không hiểu gì hết mà cũng hay hả? Hay là tại tôi hát rồi ‘Mẹ hát con khen hay’, phải không?” Tại vì đồ đệ mà, thôi đừng có kiểu ‘Mẹ hát con khen hay’. Nhưng mà ổng nói: “Không, hay thiệt đó Sư Phụ, hay thiệt.” Sư Phụ biết họ nói thiệt. Chị Hai nha, không có Sư Phụ nha.

Chị Hai biết có nhiều đồng tu nhiều khi nhờ họ chở giùm đó, thấy trong cái xe của họ để băng, toàn những cái bài Âu Lạc (Việt Nam) không hà, bài Âu Lạc (Việt Nam) mà Chị Hai hồi đó hát, mà không phải bài của Chị Hai không đâu, bài mà Chị Hai hát của những nhạc sĩ khác, họ cũng thích quá. Chị Hai mới hỏi: “Nhà ngươi không hiểu gì hết mà nghe mấy bản này làm cái gì? Nhạc Âu Lạc (Việt Nam) không hiểu thì làm sao mà nghe hoài?” Họ nói: “Hay, hay quá, cái nhạc hay quá! Không cần hiểu cũng hay nữa.”

Cho nên, đúng là âm nhạc của những người nghệ sĩ, hoặc là phim ảnh, bất cứ nghệ sĩ nào, cái tài năng của họ có thể đưa tâm hồn con người lên, lên cao một bậc thêm và kết hợp mọi người trên thế giới. Họ cống hiến rất nhiều cho hòa bình, âm thầm mà không ai cám ơn họ. Bữa nay, chị Hai thay mặt toàn thế giới cám ơn quý vị, những Sứ giả Hòa bình.
Xem thêm
Tập  4 / 8
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android