Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Phật Tánh Không Bao Giờ Mất Được, Phần 7/15

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Người ta đã có Phật tánh bên trong rồi, lâu lâu người ta mới bắt đầu người ta ý thức được Phật Tánh đó, chứ không phải là lúc họ thành Phật họ mới là Phật. Tại họ chưa ý thức được, cho nên họ không biết họ là Phật thôi. Mà Phật Tánh đó vẫn không bao giờ mất. Họ ý thức hay không ý thức cũng vậy thôi, cũng bình đẳng như mình. Cho nên bắt đầu mà đã dạy cái kiểu không bình đẳng rồi, phải không? Ý như vậy.

Thành ra những người xuất gia theo Sư Phụ mà đi ra những nước về Âu Lạc (Việt Nam) đó, hoặc là đi nước Tàu, những nước mà Sư Phụ không có qua được đó, họ lạy như là lạy Phật đó. Mà tụi học trò nó cũng sợ lắm, nhảy một bên, nhảy tuốt đằng sau. Nhiều khi cũng hăm dọa nó: “Bà mà lạy hoài tôi không có đến nữa đâu”. Cũng được, phải không? Tức là họ cũng hiểu rõ như vậy.

Chứ nếu người nào mà chấp nhận cái sự cung kính lạy của người ta đó là tiêu tùng liền lập tức, tiêu lẹ lắm. Phước đức mình nó mỏng manh, mà bị cái ngã lớn lên là nó dập tắt liền. Thành ra nhiều người mà bị như vậy mà ra. Nhiều khi xuất gia theo Sư Phụ. Rồi Sư Phụ cũng phái đi chỗ này chỗ kia, rồi bị người ta lạy quá, người ta kính quá đi, cứ tưởng mình ngon. Nhiều khi cũng kẹt, không kịp phản ứng, thành như vậy mà rớt đó. Mà rớt đi ra rồi thôi, không có đi vô được nữa, khổ vậy. Thứ nhất. Thứ hai, người ta thương mến quá, rồi nhiều khi lầm lẫn cái đó là tình thương cá nhân nữa.

Thương mến là tại sao? Người ta thương mến cái đạo đức của mình, cái Hào Quang ở bên trong của mình, cái sức gia trì của Trời Phật mà truyền vô cho mình đặng mình ra mình mới truyền Tâm Ấn. Cái lúc mà truyền Tâm Ấn là cũng như lực lượng của Sư Phụ truyền vô. Sư Phụ bên trong đó nha, không phải tôi nha. Nói “Sư Phụ” nhớ rồi ha. Rồi truyền vô, tức là cái lúc đó mình cũng như đại diện cho Trời Phật vậy. Thành ra người ta thương mến mình là phải, thương mến cái lực lượng đó, thương mến cái đức từ bi vô hạn của Trời Đất đó. Rồi mình lầm tưởng là người ta thương mình là mình chết. Rồi quý vị cũng có nhiều khi mới tu cũng lầm là quý vị thương Sư Phụ, thương tôi, thương cái Bà một thước bốn mấy nè, nhỏ xíu nè. Không phải vậy, hiểu chưa? (Dạ.)

Sư Phụ chứa đựng tình thương ở bên trong thôi, rồi quý vị nhìn cái hình dáng này nên mới thương. Thành ra nhiều khi muốn Sư Phụ chạy tới chạy lui thăm quý vị hoài. Thật ra đâu phải cái hình này. Thành ra phải hiểu như vậy thì không có rớt, mà không có hiểu đó. Thí dụ nhiều khi quý vị đồng tu mà người tại gia thôi. Hồi xưa còn có cạo đầu, rồi còn phân biệt xuất gia, tại gia nữa. Rồi quý vị tại gia thôi, nói là tại gia thôi, thì nói như vậy đặng hiểu sự khác biệt một chút. Chứ thật ra mình bây giờ không phân biệt nữa, phải không? Sư Phụ cũng giống y quý vị rồi, ha. Cho nó gọn, cho nó khỏe. Chứ đi đâu cũng khác khác coi kỳ quá, nói chuyện với người ta cũng khó. Nói chuyện chính quyền đồ cũng khó lắm, phải không? Người ta nghi ngờ mình nữa. Người ta nói mình hình như ở trong ngục ở đâu mới ra, thành ra cạo đầu trọc lốc. Có vẻ ngại ngại chứ.

Rồi nhiều khi xứ người ta xứ Thiên Chúa giáo, mình vô mình đem cái đầu đó: “Rồi. Bả vô chắc Bả muốn biến nước mình thành nước Phật Giáo”. Mà đâu có biết cái sự không phân biệt của mình đâu. Thường thường người ta dòm bên ngoài không à. Thành mình giống giống người ta nó dễ hơn, dễ làm ăn. Tại cái nghề này nó khó “làm ăn”. Nó dễ thì dễ hơn. Quý vị hiểu rồi phải không? (Dạ hiểu.) Thì đại khái nó như vậy. Thành hồi trước mà còn phân biệt xuất gia, tại gia; còn có hình tướng phân biệt đó, thì nhiều khi quý vị đồng tu thôi, không phải là người xuất gia về Âu Lạc (Việt Nam) mà nhiều khi người ta còn lạy như Phật sống. Người ta nói là Bồ Tát. Có phải không? Ờ. Mừng, cung kính hết sức vậy đó.

Huống chi là những người mà đã theo Sư Phụ cận kề bên, đi học kêu bằng xuất gia đó thì dĩ nhiên đi ra ngoài là người ta bưng, người ta đưa, người ta cõng, người ta đội lên trên vai, lên đầu người ta thờ. Thành ra tụi nó cũng sợ lắm. Mà nó biết là nó sợ lắm. Người nào biết thiệt là sợ lắm. Còn những người mà lơ tơ mơ ra rớt cái đùng. Rớt liền. Lạy hai, ba lạy là rớt liền. Về nhà nói chuyện là khác liền. Nói kiểu như là tổng thống hay sao đó. Tôi làm tổng thống rồi đó. Kiểu đó.

Thành ra Sư Phụ biết trước sau gì cũng rớt, mà rớt thiệt. Khuyên không được là rớt đó. Mà khuyên được còn được. Biết là biết cái dở của mình thì được, còn kịp. Nhưng mà khi nào không nghe lời khuyên là chết, chết ngắt. Tới khi mà biết ra rồi thì cũng hai, ba, bốn, năm sau. Hoặc là ít nhất cũng bốn, năm, sáu tháng sau là đã đi rồi. Mà càng ra kia là càng ra luôn. Cái phước đức, cái đường đã chấm dứt rồi. Nó rẽ ra vậy đó. Thì đi về cũng được vậy, nhưng mà thôi, ra rồi ra, về chi mất công. Đi tới đi lui lộn xộn. Phải không? Vậy thôi.

Người Tàu ít có rớt hơn Âu Lạc (Việt Nam). Âu Lạc (Việt Nam) mà đi theo Sư Phụ xuất gia là rớt bịch bịch bịch như sung rụng đó. Tại sao? Sư Phụ ít gần gũi. Thứ hai, chưa biết những cái cạm bẫy của đường tu. Thành ra, thường thường về Âu Lạc (Việt Nam) là người ta mừng lắm. Phái về Âu Lạc (Việt Nam) là người ta mừng lắm, tại không gặp được Sư Phụ, không hy vọng gì gặp được Sư Phụ.

Lúc này Sư Phụ cũng chưa về được. Sư Phụ không phải sợ về người ta giết chóc gì Sư Phụ. Họ chắc cũng không dám giết hại gì Sư Phụ đâu. Tại vì giết vậy mang tiếng chết. Hả? (Họ sợ phiền phức.) Sợ phiền phức thôi. Sợ phiền phức. Xách tới xách lui hỏi hoài mệt, thứ nhất. Thứ hai, về đó không có được công khai mà nói chuyện với đồng tu hoặc là đồng bào thì mình về thì cũng đâu có lợi ích gì cho ai đâu. Đâu phải Sư Phụ về để chứng minh là Sư Phụ về được đâu. Mà về phải có cái lợi gì cho đất nước của mình hoặc đồng bào mình, đồng tu mình ít nhất thì Sư Phụ mới về chứ.

Còn gia đình Sư Phụ thì... Ai da, có hai ông già, bà già thôi. Ông già, bà già đâu sợ gì nữa. Già rồi sợ gì nữa. Sợ chết đâu nữa. Mà hai ông già, bà già bắt thì cũng vậy thôi. Tám chục tuổi, tám mấy tuổi rồi sợ ai nữa. Trước sau gì cũng quy thiên thôi. Mà giờ ông bà tối ngày ngồi thiền hoài, lên cảnh Phật chơi hoài, đâu sợ ai nữa. Bất quá giúp cho đi lẹ thôi. Nhất là ba má Sư Phụ ngồi thiền, Hào Quang sáng suốt, lên cảnh Phật chơi hoài. Thành ổng bả đâu sợ, sợ gì ai nữa. Biểu Sư Phụ còn cho đi sớm nữa chứ. Sư Phụ nói: “Thôi, chuyện đó từ từ”.

Thì ý Sư Phụ nói vậy. Đâu có sợ gì nữa. Còn Sư Phụ giúp chút đỉnh. Một tháng một, hai trăm gì đó là ổng bả sống đủ rồi, cả gia đình sống đủ rồi. Âu Lạc (Việt Nam) đâu cần bao nhiêu tiền đâu. Thành ra Sư Phụ hiếu đạo cũng làm tròn rồi, cũng không phải là Sư Phụ bỏ bê gì cha mẹ lắm. Lâu lâu xin qua chơi được một chút cũng được. Ổng bả cũng già rồi, cũng chẳng ai muốn nói gì. Cho đi ra còn đỡ hơn, không cho còn mệt nữa. Không cho người ta còn làm um sùm. Cho là để còn có tiếng tăm một chút, ha. Vậy được.

Thì thôi, ý Sư Phụ nói vậy ha. Mà sao nói tới chuyện này vậy? À! Về Âu Lạc (Việt Nam). Ý Sư Phụ nói là đi về Âu Lạc (Việt Nam) thì thăm gia đình Sư Phụ thôi. Cái đó chắc họ không cấm được. Cấm người ta nói “vô nhân đạo” chết, mang tiếng chết đó. Thành ra chắc thế nào không cấm. Mà về đó chỉ lợi ích mình Sư Phụ, gia đình Sư Phụ thôi thì Sư Phụ về làm cái gì? Sư Phụ đi tu đâu phải vì gia đình Sư Phụ đâu. Gia đình Sư Phụ đã lợi lộc rồi. Đã truyền Tâm Ấn hết rồi, ăn (thuần) chay niệm Phật hết từ trên xuống dưới rồi. Rể, con gì cũng làm hết rồi. Rể, con, ba má Sư Phụ làm hết; cháu chắt gì làm hết rồi. Thì bây giờ Sư Phụ về đó làm cái gì nữa?

Cứu là cứu linh hồn, chứ đâu phải về thăm thân xác, ôm tới ôm lui với nhau đâu đặng mới là hay đâu, phải không? (Dạ.) Ờ! Vậy thôi. Thì Sư Phụ hiếu đạo cũng làm tròn rồi. Tròn bên trong và bên ngoài, tinh thần và vật chất có hết thì Sư Phụ không cần phải về Âu Lạc (Việt Nam) để thăm gia đình nữa. Có thể khi nào ba mẹ Sư Phụ mà quy tiên có thể Sư Phụ phải về, trường hợp đó thôi. Chứ còn về đâu có lợi gì cho đồng tu và đồng bào đâu mà Sư Phụ phải về làm chi. Có hiểu Sư Phụ nói không? (Dạ hiểu.) Ờ, vậy thôi.

Thì bây giờ qua Đại Lục cũng vậy thôi. Cũng đâu có được công khai mà gặp đồng tu hay đồng bào đâu. Thành ra Sư Phụ đi qua đâu có lợi gì. Thành ra hai cái nước đó rất là khát vọng mà. Thành ra xuất gia về đó là thôi họ lạy như là lạy Phật thiệt đó. Rồi nhiều khi hỏi, nói: “Chà! Anh tu bao lâu rồi? Dạ anh đi tu bao lâu rồi? À, xuất gia bao lâu?” “Dạ mới có một năm, hai năm”. “Trời ơi! Mới có một năm, hai năm mà như thế đấy hả? Ối giời ơi!” Thì lạy xuống thôi. Lạy rầm rầm, rồi anh đó rớt. Lạy thì cái người đó được phước báu nhưng mà cái anh bị lạy rớt. Rớt cái “rầm”, cứu không kịp. Nhưng mà không sao. Thật ra đồng tu của mình vững vàng bên trong. Nhiều khi cũng lầm lỗi vậy thôi, nhưng mà sẽ biết liền, không sao. Nhưng mà nó uổng qua một thời gian vậy thôi. Hoặc là nhiều khi Sư Phụ cũng mất đi một cái cánh tay đắc lực để mà giúp đỡ cho đồng bào Âu Lạc (Việt Nam). Tại vì Sư Phụ đệ tử Âu Lạc (Việt Nam) hơi ít, đệ tử Âu Lạc (Việt Nam) xuất gia hơi ít. Tại vì Sư Phụ thấy quý vị qua đây rồi, đã qua được cái nước tự do rồi thì thôi ráng làm có tiền đặng mà gửi về cho Âu Lạc (Việt Nam), cho nuôi dưỡng cha mẹ, bà con chút. Chứ ai cũng đi xuất gia hết tội nghiệp cho họ, vậy thôi.

Còn những người nào mà thiệt là rảnh rỗi thiệt đó thì đi xuất gia được. Nhưng mà đâu phải người nào xuất gia cũng theo giúp Sư Phụ hoằng pháp được đâu. Cũng phải có một chút cái duyên với nhân thế, có duyên với người ta và biết cách ăn nói. Đừng có nói bậy, làm còn hại thêm cho cái giáo lý của Sư Phụ nữa. Nhiều khi học trò nói không có đúng mà người ta bực thêm. Nhiều khi có nhiều người đi ra ngoài muốn nói cho bạn bè biết Sư Phụ tốt như thế nào, mà không biết nói làm người ta bực thêm, người ta còn chửi Sư Phụ nữa. Mai mốt lâu lâu có dịp nào đó những cái người chửi đó họ tìm được sách vở của Sư Phụ hoặc là những băng của Sư Phụ họ coi. Họ nói: “Sư Phụ anh nói sao không giống anh? Sư Phụ nói vậy tôi chịu liền, mà anh nói vậy tôi bực quá”.

Rồi người ta không hiểu Sư Phụ là cũng do quý vị. Nhiều khi quý vị nói những chuyện cũng không có giống như Sư Phụ nói. Nói ra mà không biết nói đó. Tức là những cái lời lẽ mình nó hơi thật thà, chất phác quá rồi người ta không có hiểu. Người ta tưởng đâu mình mê tín dị đoan này kia, cũng có hiểu lầm nữa. Cho nên nhiều khi những người hiểu lầm ngoài kia Sư Phụ không trách gì họ cả. Sư Phụ biết là họ có đủ thứ trường hợp để mà có thể hiểu lầm Sư Phụ hết. Đủ thứ trường hợp, từ ở bên ngoài cho tới bên trong đệ tử của Sư Phụ, có đủ trường hợp hết. Thì tội nghiệp cho họ thôi. Thành ra quý vị mà nói không được tốt hơn đừng nói.

Muốn độ người ta thì mình phải từ từ, mình độ trước mình đi. Mình tốt hơn đi, chứ không thôi mình thứ nhất là rớt, thứ hai làm cho người ta hiểu lầm.

Rồi còn những người mà hiểu lầm nhiều, chửi bới Sư Phụ thì mai mốt họ cũng mệt. Thứ nhất họ mệt, họ nghỉ, thứ hai họ sẽ hiểu ra. Thiếu gì người cũng là học trò Sư Phụ nè, mà cái lúc truyền Tâm Ấn cứ lại xin lỗi Sư Phụ hoài. Nói: “Xin lỗi, con chửi Sư Phụ ba năm nay”. Rồi Sư Phụ nói: “Thôi, chuyện cũ bỏ qua”. Chứ giờ sao nữa bây giờ? Không lẽ nó lại làm học trò mình bây giờ mình trả thù? Cái lúc đó trả thù cũng đã lắm hả? “Bây giờ mày vô tay ta rồi ta trả thù cho biết mặt hả?” Lôi ra chửi cho một mách hả? Nhưng mà thôi, chứ lúc người ta chửi mình, mình chửi lại không được thì thôi, lúc đó thôi. Thì bây giờ nó đã hết chửi rồi, không lẽ mình chửi nữa sao? Thì cái lúc nào cũng thôi cả. Lúc nào cũng thôi được cả, dẹp.

Hồi xưa có cái chuyện gì mà có người nào đó trả thù, nghĩa là bức hiếp người nào đó. Rồi cái người kia nhất định muốn trả thù. Thì phải làm hết cách đặng mà cho mình có quyền lực, có tiền bạc, có danh vọng để mà đánh trả lại người đó. Thì cái lúc mà cái người đó bị đánh thì người đó còn đau khổ, còn nghèo khổ, còn yếu đuối không có thể nào đánh được cái người kia. Tại người kia giàu có, quyền lực, sang trọng. Thì anh đó nuốt hận như vậy mà để chờ một ngày mình thành đạt mà trả thù người kia. Cái khi mà anh chàng này mà bị hiếp đáp thành đạt rồi đó, thì cùng lúc đó hay là trước đó, cái người mà hồi xưa hiếp đáp anh ta đó thì nghèo khổ, đói khát. Nó trở ngược lại rồi. Yếu đuối, không ai bênh vực nữa. Cho nên thôi, ảnh nói không trả thù luôn.

Có người hỏi ảnh: “Tại sao hồi xưa người ta hiếp đáp, đánh đập anh như vậy, oan ức anh như vậy mà anh không trả thù? Tại hồi xưa anh không trả thù, không nói làm gì. Bây giờ anh đã có quyền lực, anh đầy đủ sức mạnh trong tay mà tại sao anh không trả thù?” Thì anh chàng kia ảnh nói rằng: “Hồi xưa tôi không trả thù được là bởi vì tôi yếu đuối. Tôi không có ai bênh vực tôi, tôi không có lực lượng. Trả thù là tôi chết, thành ra tôi để đó. Nhưng mà bây giờ tôi trả thù được. Thấy người kia yếu đuối tôi trả thù được. Nhưng mà vậy là mạnh hiếp yếu, cũng giống y người kia. Thôi, tôi cũng không trả thù luôn”.

Thành đường nào cũng OK, dẹp. Lần nào cũng dẹp. Đó, vậy là đúng vậy. Nó vậy là rất đúng. Đúng như con đường của người tu hành Quán Âm Pháp. Người nào người ta không tu, người ta ở ngoài người ta có công chuyện việc của họ người ta làm, cái đó thì không nói làm gì. Mình người tu hành không trả thù ai hết, phải không? (Dạ.) Nhưng mà chuyện ngoài kia người ta làm, ai làm gì làm, không có nói người ta ha. (Dạ.) Bổn phận họ họ làm. Như thí dụ cảnh sát bổn phận họ phải đi bắt mấy người ăn trộm, ăn cắp. Mình không có được đứng đó mình nói: “Tại sao mấy ông cảnh sát 10 người ăn hiếp một người?” Người đó là người ghê lắm, thí dụ vậy đó. Giết người, cướp của mà không có cảnh sát vậy là chết hết bà con hết sao, phải không? Chứ không phải đứng đó mà làm cái chuyện tào lao. Cảnh sát bắt người ta rồi nói: “10 người cảnh sát có súng mà ăn hiếp một người”. Người đó giết người không gớm tay, thí dụ vậy đó. Quý vị hiểu chưa? (Dạ.)

Chứ đừng đi làm chuyện tào lao nghe không. Bổn phận mình tu là khác, còn người ta không tu hoặc là người ta làm bổn phận của người ta. Người ta làm chuyện bất bình, chuyện của người ta. Không có được nói người ta không có tốt. (Dạ.) Cũng phải có người làm chuyện bất bình vậy mới được, kêu bằng san bằng những chuyện bất bình mới được. Khổ quá, thiệt nói cái gì cũng phải dặn dò đàng hoàng không thôi quý vị cứ nói: “Sư Phụ dạy vậy”. Rồi nhắm mắt nhắm mũi ra làm y như vậy. Cái hoàn cảnh nó khác, phải uyển chuyển. Chứ không phải lúc nào cũng làm mà nói: “Sư Phụ nói vậy”. Sư Phụ đâu có nói vậy.

Photo Caption: Trong Thời Khắc Điêu Tàn, Luôn Có Ánh Sáng Của Hy Vọng.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần (7/15)
1
Giữa Thầy và Trò
2025-05-05
3504 Lượt Xem
2
Giữa Thầy và Trò
2025-05-06
2795 Lượt Xem
3
Giữa Thầy và Trò
2025-05-07
2398 Lượt Xem
4
Giữa Thầy và Trò
2025-05-08
2455 Lượt Xem
5
Giữa Thầy và Trò
2025-05-09
3043 Lượt Xem
6
Giữa Thầy và Trò
2025-05-10
2555 Lượt Xem
7
Giữa Thầy và Trò
2025-05-18
1977 Lượt Xem
8
Giữa Thầy và Trò
2025-05-19
1892 Lượt Xem
9
Giữa Thầy và Trò
2025-05-20
1899 Lượt Xem
10
Giữa Thầy và Trò
2025-05-21
2354 Lượt Xem
11
Giữa Thầy và Trò
2025-05-22
1739 Lượt Xem
12
Giữa Thầy và Trò
2025-05-23
1564 Lượt Xem
13
Giữa Thầy và Trò
2025-05-24
1614 Lượt Xem
14
Giữa Thầy và Trò
2025-05-25
1455 Lượt Xem
15
Giữa Thầy và Trò
2025-05-26
1844 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
Giữa Thầy và Trò
2025-06-24
696 Lượt Xem
36:14

Tin Đáng Chú Ý

24 Lượt Xem
Tin Đáng Chú Ý
2025-06-23
24 Lượt Xem
Người Tốt, Việc Hay
2025-06-23
25 Lượt Xem
Giữa Thầy và Trò
2025-06-23
1027 Lượt Xem
Tin Đáng Chú Ý
2025-06-22
929 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android