Tìm Kiếm
Âu Lạc
 

Tình Thương Mạnh Hơn Ngã Chấp, Phần 5/8

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Có cô bé kia đang ở trong nhà thờ với mẹ thì cảm thấy muốn ói. Cô bé nói: “Mẹ ơi, bây giờ mình đi được chưa?” Người mẹ nói: “Chưa được”. “Ôi, con thấy muốn bệnh (muốn ói)”. “Thì đi ra cửa trước rồi vòng ra phía sau nhà thờ, ói sau bụi rậm”. Khoảng 2 phút sau, cô bé trở lại chỗ ngồi. Bà mẹ hỏi: “Vậy có ói không?” “Dạ có”, cô bé đáp vậy. “Ờ, sao đi vòng ra tuốt phía sau nhà thờ rồi trở lại mà mau dữ vậy?”

Được rồi. Chúng ta xong chưa? (Vài truyện cười ạ.) Chúng ta có thể thiền. [Anh] chọn vài truyện cười? Truyện cười hay hả? Rồi, để tôi xem thử. Cảm ơn nha. Tôi chỉ đọc lỡ như nó… Thôi để tôi đọc luôn, chứ chờ tôi thì lâu quá. Mình đọc, mà nếu không buồn cười, thì mình không cười. Rất đơn giản. Nhưng truyện đầu tiên buồn cười lắm. Tựa đề là “Làm Lễ Cho Chó”.

Có ông nông phu kia sống một mình ở vùng quê Ireland; không ai sống cùng ông, ngoại trừ một (người-thân-)thú cưng, (người-thân-)chó của ông. Ông nuôi chú chó này lâu rồi. Nhưng một hôm (người-thân-)chó bị chết. Rồi người nông phu này mới đi tới nhà thờ của ông, nói với Cha xứ: “Thưa Cha, (người-thân-)chó của con vừa mới chết, xin Cha làm lễ cho sinh vật đáng thương này được không?” Ông Cha xứ nói với người nông phu: “Không, không, chúng tôi không có làm lễ cho (người-thân-)động vật trong nhà thờ. Nhưng biết không, cuối đường kia có một giáo phái, dù sao họ cũng tin đủ thứ, cho nên nếu anh đến đó, có lẽ họ sẽ làm chi đó giúp (người-thân-)động vật của anh. Đừng có lo, cứ đi tới đó đi”. Ông nông phu nói với Cha xứ: “Dạ, con sẽ đi ngay, thưa Cha. Nhưng tiện đây, xin hỏi Cha, 50 ngàn bảng Anh có đủ để đóng cho dịch vụ đó không?” Nghe vậy, ông Cha xứ liền nói: “Sao hồi nãy anh không nói chó của anh là tín đồ Thiên Chúa giáo?” Quý vị biết truyện cười này, phải không? Một số người biết ha.

Có một tu viện ở châu Âu nằm cao trên một vách đá, cao vài trăm thước Anh trên không trung. Muốn lên đó thì chỉ có cách là leo vào cái rổ treo, rồi một ông thầy tu đứng trên ngọn núi dùng dây thừng kéo cái rổ lên. Thật đáng sợ khi ngồi trong cái rổ đó mà được kéo bằng sức người từ trên ngọn núi cao. Ông khách kia sợ quá, tại vì thấy sợi dây thừng – cũ rích, sờn rách rồi – ổng run cầm cập. Lên được nửa đường rồi, ông khách mới hỏi ông sư ngồi bên cạnh, trong cùng cái rổ đó: “Thầy có biết bao lâu họ thay sợi dây một lần không?” Ông sư nghĩ một hồi rồi nói: “Ồ, khi nào nó đứt mới thay”.

Truyện này dài lắm đây. Một anh chàng kia đi lạc lòng vòng trong sa mạc đã hai tuần rồi. Cuối cùng, vào một ngày nóng bức, anh ta trông thấy nhà của một giáo sĩ. Vừa mệt vừa yếu, anh bò lết về phía ngôi nhà và gục xuống trước bậc thềm. Giáo sĩ thấy anh và chăm sóc anh khỏe lại. Cảm thấy khỏe rồi, anh đó nhờ giáo sĩ chỉ đường cho anh tới thị trấn gần nhất. Lúc đi ra cửa sau, anh ta thấy (người-thân-)ngựa của giáo sĩ. Anh trở vào nhà hỏi giáo sĩ: “Cho tôi mượn (người-thân-)ngựa của ông được không? Khi nào đến thị trấn, tôi sẽ trả lại”. Giáo sĩ nói: “Ðược chứ, nhưng có một điều đặc biệt về (người-thân-)ngựa này. Anh phải nói: ‘Cảm tạ Thượng Ðế’ để biểu nó đi và ‘Amen’ để kêu nó dừng lại”. À, chúng ta ai cũng biết rồi ha.

Không để ý nhiều, anh chàng này trả lời: “Ðược. Sao cũng được”. Thế là anh ta leo lên lưng ngựa, rồi nói: “Cảm tạ Thượng Ðế”, thì (người-thân-)ngựa bắt đầu bước đi. Rồi anh ta nói: “Cảm tạ Thượng Ðế. Cảm tạ Thượng Ðế. Cảm tạ Thượng Ðế”, thì (người-thân-)ngựa bắt đầu phi nước kiệu. Cảm thấy mạnh dạn rồi, anh chàng liên tục nói: “Cảm tạ Thượng Ðế, Cảm tạ Thượng Ðế. Cảm tạ Thượng Ðế”. thì chú ngựa phi nhanh như tên lửa. Chẳng bao lâu sau, anh ta thấy một bờ vực trước mặt, và anh ta ráng làm mọi cách để (người-thân-)ngựa dừng lại. Nhưng lại quên không nói “Amen”. Anh ta nói: “Ối, ối, ối, ối, Ngừng. Ngừng. Ngừng. Ngừng!” Cuối cùng, anh ta mới nhớ tới “Amen”. Lúc đó thì chú ngựa hầu như đã ở sát bờ vực rồi. Aaa... Rồi anh ta nói: “Cảm tạ Thượng Ðế”.

Có ông linh mục già sắp chết… Ông mới gửi một thông điệp cho giám đốc ngân hàng. Nếu quý vị lạnh, thì nói, rồi đóng cửa sổ lại. Quý vị lạnh chưa? Được. Ông mới gửi một thông điệp cho giám đốc ngân hàng và luật sư của ông, cả hai đều là thành viên Nhà thờ, gọi họ đến nhà. Rồi khi họ đến, họ được dẫn vào phòng ngủ của ông. Sau khi bước vào phòng ngủ, ông linh mục đưa tay ra hiệu cho họ ngồi xuống, mỗi người ngồi một bên giường. Ông linh mục nắm tay hai người, thở ra một cách toại nguyện, mỉm cười, nhìn lên trần nhà một hồi lâu. Không ai nói lời nào.

Cả ông giám đốc ngân hàng và ông luật sư đều cảm động, và hãnh diện khi thấy linh mục kêu họ ngồi cạnh trong giờ phút lâm chung. Họ cũng rất là kinh ngạc. Ông linh mục từ đó tới giờ chưa bao giờ tỏ ý đặc biệt quý mến hai người này. Cả hai nhớ lại những bài giảng dài dòng khó chịu, nói về lòng tham, sự ham muốn và hành động hám lợi – biết không, luật sư và giám đốc ngân hàng – điều đó khiến họ bồn chồn, ngồi không yên. Biết không, [bài giảng] nói về ông giám đốc ngân hàng và ông luật sư. Cuối cùng ông giám đốc ngân hàng cất tiếng: “Thưa linh mục, sao ông gọi chúng tôi đến đây?” Ông linh mục già nua lấy hết sức bình sinh, nói một cách yếu ớt: “Chúa Giê-su chết giữa hai tên cướp, và ta cũng muốn ra đi theo cách như vậy”. Mấy truyện này toàn là về tôn giáo. (Dạ.)

Truyện này: “Ráng Giúp Người”. Có ông kia to lớn, vạm vỡ đến thăm nhà của một ông mục sư, muốn gặp vợ ông mục sư – người phụ nữ nổi tiếng cho những hoạt động từ thiện. Với giọng đứt quãng, ông nói: “Thưa bà, tôi mong bà lưu tâm tới tình cảnh thương tâm của một gia đình nghèo khó trong vùng. Người cha thì mất, còn người mẹ thì bệnh quá không đi làm được, trong khi 9 đứa con đang đói. Họ sắp sửa ở ngoài đường phố lạnh lẽo, trống vắng, trừ phi có ai trả tiền thuê nhà cho họ, số tiền là 400 đô la”. Vợ ông linh mục thốt lên: “Khủng khiếp quá! “Xin hỏi ông là ai?” Người khách đầy đồng cảm kia chấm khăn mùi soa lên mắt, khóc lóc nói: “Tôi là chủ nhà cho thuê”. Ôi, trời ơi! Thiệt là từ bi!

Đây là truyện tếu về một người mù. Hôm đó, một quý cô đi tắm, và cô nghe chuông cửa reo, và cô la vọng ra, “Ai đó?” Và người rung chuông nói, “Tôi là người mù”. Nên quý cô đó ra khỏi phòng tắm, quấn quanh người với tấm khăn tắm, và không quan tâm mặc thêm gì hết, vì dẫu sao người đó mù. Rồi cô ta mở cửa và nói, “Ông muốn gì?” Người đàn ông nói, “Tôi tới kiểm soát rèm”. Rèm cửa sổ. (Tiếng Anh, “blind” là mù hoặc rèm.)

“Nó Ra Sao?” Có lần, một người hỏi Thượng Đế: “Một triệu năm là gì đối với…” Ồ, cái này mọi người biết rồi. Không hả? Tôi kể chuyện này rồi mà. Tựa đề là – “Chờ Một Giây”. (Dạ rồi. Rồi ạ.) “Một Triệu Năm Với Ngài Là Gì?” “Chờ Một Giây”. Có lẽ, họ chưa in ra tất cả truyện cười tôi kể. Cho nên, quý vị không biết. Đây là in đúp. Thôi không sao. Tôi có anh con trai ở Đài Loan (Formosa) đặc biệt về việc kể loại truyện tếu này khi nào anh ta gặp tôi. Một đồng tu nam, bất cứ khi nào anh ta gặp tôi anh ta thu thập đủ loại truyện tếu này, và kể tôi nghe. Rất buồn cười.

Có một truyện khác ở đây. “Một Cô Bé”. Thật ra, tôi nói với quý vị anh ta là con trai tôi, nhưng không phải. Anh có con trai của chính mình. Anh rất to lớn. Anh ta bao nhiêu tuổi? Tôi nghĩ, chắc bằng tuổi tôi, nhưng anh ta trông quá trẻ, nên tôi gọi anh là “con trai tôi”. Có cô bé kia đang ở trong nhà thờ với mẹ thì cảm thấy muốn ói. Cô bé nói: “Mẹ ơi, bây giờ mình đi được chưa?” Người mẹ nói: “Chưa được”. “Ôi, con thấy muốn bệnh (muốn ói)”. “Thì đi ra cửa trước rồi vòng ra phía sau nhà thờ, ói sau bụi rậm”. Khoảng 2 phút sau, cô bé trở lại chỗ ngồi. Bà mẹ hỏi: “Vậy có ói không?” “Dạ có”, cô bé đáp vậy. “Ờ, sao đi vòng ra tuốt phía sau nhà thờ rồi trở lại mà mau dữ vậy?” Cô bé đáp: “Con không cần phải ra khỏi nhà thờ, Mẹ ơi. Họ có cái hộp để ngay cửa trước, bên ngoài đề là: ‘Dành cho người bệnh’”.

Một ngày kia, A-đam ngồi bên ngoài Vườn Địa Đàng ngay sau khi ăn trái táo, và thắc mắc về đàn ông và phụ nữ. Rồi, nhìn lên Trời, ông hỏi: “Xin lỗi Thượng Ðế, con xin hỏi Ngài mấy câu được không?” Thượng Ðế đáp: “Nói đi, A-đam, nhưng hỏi lẹ. Ta còn cả thế giới phải tạo dựng”. A-đam mới nói: “Khi Ngài tạo ra Ê-va, tại sao Ngài làm thân thể nàng dễ thương và đẹp quá vậy, không như thân thể của con?” “Ta làm vậy để con có thể thương nàng”. Quý vị biết truyện này rồi, phải không? Khác nhưng tương tự. “Ồ, vậy thì, tại sao Ngài làm tóc nàng dài đẹp, mà tóc con không đẹp?” “Ta làm vậy để con có thể thương nàng”. “Ồ, vậy tại sao Ngài làm nàng ngốc quá vậy? Chắc chắn không phải là để con thương nàng rồi phải không?” “Không phải, A-đam. Ta làm vậy là để nàng có thể thương con”.

Photo Caption: Nhận Biết Thật Giả Là Bí Quyết Để Tự Do.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (5/8)
1
2024-05-21
4657 Lượt Xem
2
2024-05-22
4090 Lượt Xem
3
2024-05-23
4090 Lượt Xem
4
2024-05-24
3427 Lượt Xem
5
2024-05-25
3258 Lượt Xem
6
2024-05-26
3338 Lượt Xem
7
2024-05-27
2756 Lượt Xem
8
2024-05-28
3218 Lượt Xem