Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Nỗ Lực Hết Mình Và Tiếp Tục Đi Trên Chánh Đạo, Phần 2/5

2023-09-03
Lecture Language:Chinese (中文)
Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Cứ tiếp tục thiền. Tiếp tục. Không có cách nào khác. Quay lại còn tệ hơn nữa. Bảo quý vị rồi. Leo núi chắc chắn là khó. Nếu dễ đắc quả vị Phật hoặc dễ trở về Nguồn Cội Nguyên Thủy, thì tại sao cần Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuống đây? Tại sao cần Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Đức Tiên Tri Mohammed (Bình An Ở Cùng Ngài), và Đạo Sư Nanak? Tại sao cần có bất cứ Minh Sư nào? Hiểu ý tôi nói không? Chỉ vậy thôi. Vì đau khổ. Cũng rất đau đớn cho các Ngài khi xuống đây.

Dù là từ Đẳng cấp Thứ Sáu hoặc Thứ Bảy, Sư Phụ cũng sẽ mang họ về. Ý tôi là, ngay cả họ xuống đây, họ cũng bị ô nhiễm đến mức độ như vậy. Họ phải tinh tấn tu hành mới có thể quay trở lại. Không phải là họ đi xuống là họ sẽ tiếp tục ở Đẳng cấp Thứ Sáu hay Thứ Bảy mà không cần nỗ lực gì cả. Không thể được. Hãy nhìn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài tu hành rất gian khổ, trong sáu năm, và xả bỏ hết, kể cả toàn bộ vương quốc và 500 phi tần, Hoàng hậu và các con của Ngài, ngay cả con của Ngài. Có bậc cha mẹ nào mà không yêu thương con cái? Ngài thậm chí còn rời bỏ con cái nhằm mục đích trở lại Nhà Nguyên Thuỷ. Ngài tu hành rất gian khổ trong sáu năm; tu tập sai cách, tu không đúng chỗ. Ngài suýt chết – đói khát và chỉ còn như da bọc xương vì tu khổ hạnh. Vậy mà Ngài vẫn không thể tìm thấy quả vị nguyên thuỷ của Ngài. Ngài đến từ Cung trời Đâu Suất, mà tất cả quý vị đều biết. Có ghi lại trong nhiều kinh điển. Đức Chúa Giê-su Ki-tô cũng vậy. Ngài cũng tu hành hơn 20 năm, rồi Ngài mới thực sự nhận biết Bản Lai Diện Mục của Ngài.

Lý do tôi kể quý vị nghe tất cả điều này là để cho quý vị biết rằng dù quý vị đã phạm sai lầm, và rất vật vã giằng co, thì không phải tất cả đều là lỗi của quý vị. Nghiệp của chúng ta từ kiếp trước quay trở lại bám lấy chúng ta. Chúng ta đã xuống địa ngục và thiêu đốt nó hết rồi. Nhưng khi chúng ta trở lên, phần sót lại vẫn còn trong bầu không khí, và vẫn đến với chúng ta. Nó ở trong từ trường của Vũ Trụ. Nó vẫn đến bám vào quý vị, khiến quý vị đau khổ và giằng co rất nhiều. Chúng ta muốn trở nên tốt, nhưng nó kéo mình lại để thành xấu. Dù quý vị không muốn là người xấu, nó vẫn sẽ ảnh hưởng quý vị. Nó ảnh hưởng đầu óc của mình. Cho nên, không sao. Cứ tiếp tục phấn đấu, tiếp tục thiền định, tiếp tục con đường mà quý vị biết là đúng và chỉ cần đi tiếp. Dù có đau khổ thế nào, dù có khó khăn thế nào, quý vị vẫn phải tiếp tục thiền. Ý tôi là như thế. Không có cách nào khác. Khi xuống đây thì nó như vậy đó. Ai bảo quý vị xuống làm chi? Bảo quý vị rồi. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Vui chưa? (Dạ vui.)

(Thưa Sư Phụ, giống như những gì vừa nói, con cảm thấy bế tắc khi thiền. Đôi khi đầu óc con đấu tranh rất nhiều, ở đây.) Lần nào cũng là cô. Câu hỏi tương tự. Đừng hỏi lại nữa. Cô chưa mở miệng, tôi đã biết rồi. Hãy trao cơ hội cho người khác. Cô vẫn phải tiếp tục thiền. Không có cách nào khác. Tiếp tục thiền. Cứ tiếp tục thiền. Tiếp tục. Không có cách nào khác. Quay lại còn tệ hơn nữa. Bảo quý vị rồi. Leo núi chắc chắn là khó. Nếu dễ đắc quả vị Phật hoặc dễ trở về Nguồn Cội Nguyên Thủy, thì tại sao cần Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuống đây? Tại sao cần Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Đức Tiên Tri Mohammed (Bình An Ở Cùng Ngài), và Đạo Sư Nanak? Tại sao cần có bất cứ Minh Sư nào? Hiểu ý tôi nói không? Chỉ vậy thôi. Vì đau khổ. Cũng rất đau đớn cho các Ngài khi xuống đây.

Quý vị thấy đó, rất nhiều Minh Sư đã đi xuống. Và sau khi xuống đây, Họ vẫn phải tu hành. Thấy không? Có Minh Sư nào từ Thiên Đàng này nọ xuống đây rồi ngay lập tức từ lúc còn nhỏ, bắt đầu thuyết Pháp không? Ngay lập tức ở Đẳng cấp Thứ Năm mà không thay đổi gì? Không có. Quý vị có thấy vị nào chưa? Chưa. Vậy thì quý vị cũng thế. Sao có thể mong đợi ngoại lệ? Sao quý vị có thể lợi dụng? Người kế. Bây giờ tôi để quý vị hỏi thì quý vị không hỏi.

(Kính chào Sư Phụ. Con là một đồng tu đến từ Pháp. Mẹ con đã thọ Tâm Ấn ở tuổi 79. Ngài đã truyền Tâm Ấn cho mẹ con, và mẹ con rất vui vì điều đó. Ở giữa tuần thứ ba tháng 11 năm ngoái, trước khi chúng con đi bế quan ở Thái Lan, mẹ con đã qua đời. Con rất biết ơn Sư Phụ đã đưa mẹ con đi. Nhờ vậy mà con có thể đi Thái Lan bế quan. Xin cảm ơn Sư Phụ rất nhiều. Sau khi mẹ con qua đời, ngày nào con cũng cảm thấy buồn. Con nhớ mẹ con, nhưng con chưa bao giờ mơ thấy bà.) Mơ thấy mẹ cô để làm gì? Đẳng cấp của cô thấp như vậy, làm sao mà nhìn thấy bà? (Con xin hỏi liệu mẹ con đã vượt qua Tam Giới chưa? Xin cảm ơn Sư Phụ.) Dĩ nhiên là rồi. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Cô tự hỏi chính mình đã vượt ngoài Tam Giới chưa mới phải. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Ừ. Đã Tâm Ấn rồi thì không sao mà. Sư Phụ sẽ chăm sóc mẹ cô. Cho dù bà có vượt qua Tam Giới hay chưa, tôi vẫn sẽ chăm sóc bà cho đến khi bà vượt ngoài Tam Giới. Hãy lo cho cô thôi. Mẹ cô đã được giải thoát khỏi biển khổ. Bà quay lại nói cho cô biết điều đó để làm chi? Được rồi. Người kế. Đừng lo lắng.

Hiểu không? (Xin cảm ơn Sư Phụ. Con không có câu hỏi. Con chỉ muốn cảm ơn Sư Phụ. Năm ngoái, con gái nhỏ của con đã thọ nửa Pháp. Sau đó, năm sau, con trai con cũng muốn thọ nguyên Pháp. Cảm ơn Sư Phụ gia trì.) Tôi không hiểu. Cô chỉ nói nửa chừng thôi. Tôi không hiểu ý cô. Cái gì? Con cái của cô thì sao? (Năm nay con gái nhỏ của con đã thọ nửa Pháp.) Phải. Tôi biết, rồi sao? (Năm nay con trai con cũng muốn thọ nguyên Pháp.) Có thể thọ không hả? (Năm nay con trai con… Cháu đang lưỡng lự, cháu lo rằng cháu không thể thiền hai tiếng rưỡi.) Cứ cố gắng hết sức! (Dạ đúng. Rồi năm ngoái, khi con đi Thái Lan bế quan, sau vài ngày, cháu đã nghĩ thông suốt và nói với con: “Mẹ ơi, con muốn xin thọ nguyên Pháp”. Tháng 7 năm nay, cháu sẽ thọ nguyên Pháp. Con cảm ơn Sư Phụ gia trì.) Vậy thì tốt quá rồi! Sao cô còn khóc?

(Thưa Sư Phụ, con có một câu hỏi nhỏ. Nếu đứa trẻ không thiền đủ số giờ trong một ngày, cháu có cần thiền bù vào ngày hôm sau không?) Được. Bù được thì bù. (Dạ.) Hãy để cháu cố gắng hết sức. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Không có chi. Đứa trẻ thật thà quá. Lo lắng thiền không đủ giờ. Tốt! Bảo cháu cố gắng hết sức mình là được rồi. Cứ làm hết sức mình. Thiền nhiều hơn thì tốt cho chúng ta. Bởi vì tôi cũng có thể bảo quý vị: “Sao cũng được! Quý vị thiền được bao nhiều thì thiền”. Như vậy quý vị sẽ thích tôi nhiều hơn. Nhưng để tôi nói thẳng với quý vị, nếu không ai đặt luật cho quý vị, quý vị sẽ không thiền. Quý vị sẽ có cớ để lười biếng. “Sư Phụ nói chúng ta thiền bao lâu cũng không sao. Sao mình phải làm việc cực vậy chi cho mệt?” Chẳng lẽ Sư Phụ nói không sao nếu quý vị thiền năm phút thôi? Làm Sư Phụ mà như vậy à? Tôi muốn quý vị đạt đến đẳng cấp nào đó. Vì thế tôi bảo hãy thiền hai tiếng rưỡi. Tuy nhiên, nếu quý vị không thiền đủ, thì tôi cũng sẽ không giết quý vị.

Chỉ là thiền càng nhiều càng tốt. Ngoài ra con người chúng ta có bản chất lười biếng. Nếu không đưa ra một luật lệ, một khuôn mẫu, một yêu cầu nhất định, thì quý vị sẽ không làm. Quý vị có thấy ai làm việc ở bất kỳ công sở nào mà tự nguyện đến đó làm việc tám tiếng mỗi ngày chưa? Hoặc mười tiếng? Không có. Chỉ có bấm thẻ chấm công hay gì đó thì họ mới đến đúng giờ. Họ luôn có cớ để đến muộn: “Do nhiều xe cộ lưu thông! Do ùn tắc giao thông”. “Hôm nay tôi bị đau đầu. Tôi sẽ không đến làm việc”. “Mẹ tôi bị bệnh”. “Các con tôi đang gây khó cho tôi”. Đủ thứ cớ để vắng mặt. Rồi ông chủ thậm chí còn nói: “Ồ! Không sao đâu! Nhà máy chúng tôi hoạt động chỉ cho vui thôi. Nếu muốn làm việc thì đến. Nếu không thì cứ ở nhà. Cho dù đi đánh bạc cũng không sao”. Có không? (Dạ không.) Như vậy thì quý vị có nghĩ nhân viên sẽ đến làm việc không? Dĩ nhiên là không! Không làm việc cũng được lãnh lương thì ai ngốc mới đi làm đó.

Huống hồ là quý vị, những đệ tử lười biếng này. Tôi đã bảo quý vị thiền hai tiếng rưỡi, nhưng quý vị chỉ ngủ gật thôi. Thế mà quý vị vẫn tính rõ ràng, từ 12 giờ đến 2 giờ 30. Quý vị chỉ ngồi đó ngủ gật, và vẫn đặt đồng hồ báo thức. Sau khi tỉnh dậy, quý vị tự nhủ: “Đã hai tiếng rưỡi rồi. Bây giờ mình được tự do đi chơi”. Phải có một… Đầu óc chúng ta đòi hỏi một số quy định, một số giới luật, một số, gọi là gì… không phải quy định. “Kỷ luật” (trong tiếng Hoa) nói như thế nào? (Kỷ luật.) Kỷ luật? Đúng, chúng ta cần vậy đó. Nếu không thì đầu óc sẽ không chịu làm. Quý vị đã biết là quý vị phải thiền hai tiếng rưỡi, thế mà vẫn muốn gạt! Gạt chính mình. Cho dù ngủ gật hoặc nghĩ lung tung, quý vị vẫn ghi xuống là “hai tiếng rưỡi”. Không sao. Cứ cố gắng hết sức là được. Ý tôi là, hãy cố gắng hết sức. Đừng gạt chính mình. Hiểu không? Bởi vì thiền nhiều hơn là tốt cho chính mình.

Lúc đầu, tôi vẫn cần phải nhắc nhở quý vị rằng quý vị phải thiền hai tiếng rưỡi. Sau đó quý vị nên làm điều đó một cách tự động. Hiểu không? Tự động. Giống như việc trẻ em đi học. Có đứa trẻ nào mà tự động sẵn sàng đi học và làm bài tập về nhà mỗi ngày không? Rất hiếm. Chúng ta cần khuyến khích con, đôi khi mua chuộc con. “Hãy làm xong bài tập về nhà cho tốt, thì Mẹ sẽ cho con năm đô la. Đại khái như vậy. Hiểu không? Học tập là tốt cho con! Có lẽ quý vị không thể nhận được bất kỳ lợi ích nào từ con, bởi vì con mình là người học hỏi, tốt nghiệp, và sau đó tìm được một công việc tốt. Và quý vị có thể không còn trên trần gian để hưởng tiền của con, nếu con cho quý vị đồng nào. Tuy nhiên, quý vị muốn con đi học, vì điều đó tốt cho tương lai của con mình. Vì vậy quý vị cần phải thúc ép, khích lệ hoặc thậm chí đe dọa con. Đôi khi, quý vị phải mua chuộc, cho con năm hoặc mười đô la, để con ngoan ngoãn làm bài tập về nhà. “Mẹ sẽ đưa con đi chơi để mua đồ uống ngon hoặc kem (thuần chay), và để vui chơi một chút – sau khi con làm xong bài tập về nhà”. Ví dụ như thế. “Nếu không Bố sẽ đánh đòn con”. Ví dụ như vậy, thì con mới làm. Đầu óc của chúng ta cũng như một đứa trẻ, thích dễ dãi thôi, và không thích làm việc. Cũng giống như vậy. Thành ra kỷ luật là cần thiết. Người kế. Nhanh lên, nếu không tôi sẽ chạy mất.

(Kính chào Sư Phụ. Đầu tiên con xin cảm ơn Sư Phụ. Kể từ khi con được thọ Tâm Ấn, con đã nhận được rất nhiều Gia Trì từ Sư Phụ. Mỗi ngày con dường như sống giữa những phép lạ vô tận. Quá nhiều không thể nói hết. Bây giờ con xin hỏi Sư Phụ một câu. Được không ạ? Cách đây không lâu, Sư Phụ có nói rằng Địa Cầu của chúng ta đang gặp tình trạng khó khăn. Ngài đã thúc giục chúng con nhanh chóng quảng cáo Truyền Hình Vô Thượng Sư để cứu Địa Cầu. Con có thể biết liệu tình trạng này đã được chuyển biến tốt đẹp chưa ạ?) Cô không thấy sao? Không cảm thấy cải tiến chút nào sao? (Con nghĩ nó đã được cải tiến.) Đúng rồi. (Phải chăng điều đó có nghĩa là thời gian khó khăn nhất đã qua?) Không chắc chắn. Nếu quý vị không tiếp tục nỗ lực làm việc, nó sẽ trở lại. Kẻ thù rất dễ tìm. Phúc Thần thì rất khó nắm lấy. Vì vậy, hãy tiếp tục cố gắng làm việc. Đừng hỏi tôi rồi nói: “Ồ! Sư Phụ nói bây giờ ổn rồi. Mình có thể thư giãn và vui vẻ”. Không phải như vậy. Chúng ta vẫn còn ở thế giới này, không phải ở trên Thiên Đàng. Cho nên đừng hỏi tôi liệu chúng ta có thể thư giãn hay không. Cứ tiếp tục làm việc. (Dạ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Không có chi.

Nhưng nó đã chuyển biến tốt hơn nhiều. Ai cũng biết mà. Quân đội Mỹ đang rút quân. Vương quốc Anh đã rút một phần. Họ cũng đang rút quân. Pháp cũng đang rút quân. Nhiều nước đang rút quân. Ngoài ra họ còn ký nhiều hiệp ước hòa bình. Dĩ nhiên là vẫn có một số xung đột đây đó, nhưng đã trở nên hòa bình hơn. Thế giới hòa bình hơn, và các quốc gia đang giúp đỡ lẫn nhau. Các quốc gia đoàn kết với nhau. Hiện nay tất cả các quốc gia trong Liên Hợp Quốc đang cùng nhau mỗi ngày hoặc thường xuyên tìm giải pháp để thanh lọc và giải độc Địa Cầu. Họ ngày càng làm tốt hơn để bảo vệ môi trường và để bảo vệ Địa Cầu chúng ta. Quý vị thấy đó, có tin vui trên Truyền Hình Vô Thượng Sư mỗi ngày. Trước đây quý vị không thấy nhiều tin vui như vậy. Bây giờ dường như mọi người đều làm những việc theo cách chúng ta thích, phù hợp với những gì chúng ta muốn. Họ đang làm việc theo hướng đó. Quý vị nên tự chúc mừng mình. Như vậy là đã tốt lắm rồi, bất kể có một số nghiệp chướng. Dĩ nhiên, nghiệp chưa được tiêu trừ hoàn toàn, do nghiệp cá nhân hoặc cộng nghiệp. Tuy nhiên, tóm lại, Địa Cầu chúng ta đang ở trong tình trạng tốt hơn nhiều. [Như], có thêm nhiều người… tốt hơn về mặt đạo đức và tâm linh, nhiều xu hướng giúp đỡ lẫn nhau, và giống con người hơn. Bây giờ chúng ta giống con người hơn.

Xem thêm
Tập  2 / 5
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android