Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Tâm Thức Thăng Hoa Và Xu Hướng Thuần Chay Tăng Lên Của Thế Giới Phần 10/12

2023-07-17
Lecture Language:English
Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Họ đến một nhà hàng khác, một nhà hàng Loving Hut khác mà nấu món Âu Lạc (Việt Nam) [để học]. Ồ! Họ làm gỏi cuốn (thuần chay) rất ngon, y như người Âu Lạc (Việt Nam) làm! Tôi ngạc nhiên, đó là do một người châu Âu làm. Và tôi nói: “Chà! Tuyệt quá, ngon quá! Cô học nấu ở đâu vậy?” Cô ấy nói học ở Loving Hut.

Còn tin vui nào khác nữa? Phải, phía sau cô đó. (Thưa Sư Phụ, Ngài nói đúng bởi vì bây giờ mọi người đã thay đổi nhiều rồi.) Họ thay đổi nhiều hả? (Dạ, họ thay đổi nhiều. Ở Loving Hut, chúng con nấu ăn ngon và bán giá không mắc nên họ ăn rất nhiều.) Phải. (Chúng con có một nhà hàng ở California, Trung tâm L.A. [Los Angeles], ở San Diego – luôn đầy khách.) Vậy à? Cô đến từ nhà hàng San Diego hả? (Dạ, không. Ban đầu, con giúp ở đó, nhưng con bận với một chương trình khác.) Được, dự án khác – tốt, tốt. (Nhưng con rất gần gũi với bên đó, bởi vì họ…) Luôn đầy khách hả? (Dạ họ luôn đầy khách. Tuần sau họ sẽ đến đây bởi vì con bảo họ đến đây để nghỉ ngơi. Bởi vì họ làm việc, bây giờ rất mệt.) Hiểu. (Thứ bảy họ bán được 4.000 đô.) Chà! Một ngày. (Rất, rất rẻ.) Hiểu.

(Và họ rất tốt, phục vụ rất nhanh.) Ờ. (Người ta không có thời gian đến đợi nửa tiếng để ăn phở.) Phải, phải. Để ăn thức ăn ngon. (Dạ, như vậy không tốt, nhưng có chỗ rất chậm. Và cửa hàng đó, họ biết. Con nói với họ và chúng con rất đồng thuận với nhau, bởi vì chúng con đã mở một cửa hàng. Con nói với họ rằng bất kỳ công việc kinh doanh nào muốn kiếm tiền thì phải bán rẻ.) Đúng, phải bán rẻ. (Không bán mắc. Bán rẻ, rồi người ta quảng cáo, rồi nhiều người đến.) Quý vị bán rẻ, nhưng sẽ bán được nhiều. (Dạ, nhiều lắm.) Nhưng rồi quý vị phải làm việc vất vả. (Nếu mình bán rẻ mà ngon, khi người ta đến ăn rồi về nhà nói với 10 người nữa.) Nói với người khác, phải rồi. (Và 10 người đó nói với 100 người khác nữa.) Ồ, tốt, vậy cô nên làm quản lý hoặc làm gì đó ở nhà hàng đó. (Dạ không, con không phải là quản lý, nhưng…) Cô chỉ nói thôi. (Dạ, con nói; con có ý kiến. Với mọi người, con đều nói là,) Được, tốt, tốt. (“Nếu quý vị muốn kiếm tiền thì đừng bán mắc”.) Tất nhiên là không! Không – tất cả các Loving Hut của chúng ta đều không bán mắc. Bình thường thì chúng ta không. (Nhưng có tiệm lúc đầu rất chậm, thưa Sư Phụ. Khi khách hàng đến, họ chờ cả nửa tiếng mới có ăn.) Không, không, chậm quá. (Dạ, quá chậm.) Tôi biết. Hãy bảo họ phải làm việc như tôi này. (Dạ, con đã nói với họ. Khi con đến Loving Hut để giúp, con rất sốt sắng. Những người làm việc ở đó kiểu như không giống như con.) Tất cả các chủ nhà hàng Loving Hut phải làm việc nhanh hơn, nhé? (Dạ.) Được rồi, chúng tôi ghi nhận lời khuyên của cô. Còn gì nữa không?

(Và một việc nữa, thưa Sư Phụ. Bất cứ ai muốn mở Loving Hut đều phải học cách nấu các món ăn ngon.) Đúng rồi. Phải học từ những Loving Hut khác. (Phải biết trước, trước khi chúng ta mở một nhà hàng. Và con muốn chia sẻ…) Họ có học. Họ có học nấu ăn. (Con có giúp trong một chương trình nấu ăn trên truyền hình,) Vậy à? (cộng đồng Âu Lạc [Việt Nam]) Cộng đồng Âu Lạc (Việt Nam), đúng. (ở California. Con nấu ăn. Ban đầu, con không muốn bởi vì giọng con không hay lắm, nên con không muốn tham gia chương trình. Nhưng người ta nói là: “Cô chỉ cần dạy cách nấu, không cần…”) Phải, không cần nói, không cần hát. Đúng rồi. (Nên con đã thực hiện và rất thành công.) Tốt. (Rất nhiều người ăn những món họ nấu.) Vậy cô nên đi làm việc ở một nhà hàng Loving Hut. Bởi vì cô nấu ăn rất ngon. Cô và cô ấy nấu rất ngon. (Con không nghĩ vậy, nhưng bởi vì con chỉ dựa vào Thượng Đế nên Thượng Đế giúp con.) Thượng Đế nấu cho cô sao? (Dạ.) Ngài không đến nấu cho tôi! Tôi ăn những món dở mỗi ngày! Thượng Đế nấu ăn của cô ở đâu? (Con biết [từ] bên trong. Thưa Sư Phụ, khi con không biết nấu món gì đó thì con vẫn quyết định nấu. Chẳng hạn như con không biết nấu gà tây thuần chay. Con thử nhiều lần, 3 lần, nhưng không... ) Không thành công. (không ngon. Con không muốn đưa vào chương trình. Ngày mai phải lên chương trình mà bây giờ con còn chưa biết nấu thế nào. Rồi ngay lập tức – con biết cách nấu ngay lập tức. Bởi vì con dựa vào Thượng Đế, nên Thượng Đế dạy con ở bên trong.) Cô có Thượng Đế tốt đó.

(Một điều nữa là, nếu muốn hướng dẫn mọi người cách nấu món ăn nào đó trong chương trình, chúng ta phải hướng dẫn thật rõ ràng. Bởi vì con hỏi họ tại sao trước đây họ không ăn thuần chay. Họ nói họ xem nhiều chương trình trên truyền hình, trên internet, nhưng trên đó không chỉ rõ ràng. Kiểu như là họ không muốn…) Chương trình gì không rõ ràng? Tại sao? (Bởi vì cách họ trình bày, cách nấu…) Ý cô là chúng ta? Chương trình của mình? (Dạ không ạ.) Hay của ai khác…? (Người nào đó…) Chương trình khác. Hiểu rồi. (Chương trình khác. Họ không xem chương trình trên Truyền Hình [Vô Thượng Sư].) À. (Còn khi con hướng dẫn cho họ, con chỉ rất, rất kỹ càng – đo lường chính xác.) Tất nhiên, cô siêu đẳng! (Không, không, con không siêu, con không muốn nhưng con cố gắng, thưa Sư Phụ. Con cố gắng thôi.) Hiểu. (Con cố gắng hết mình.) Phải. (Bởi vì trước khi con hướng dẫn cách nấu món ăn cho mọi người, trước tiên con nấu ở nhà, rồi con ăn thử. Nếu không ngon thì con không cho lên chương trình, và con nấu lại lần nữa.) Phải, tôi hiểu. (Khi con chấp nhận được, con biết là rất ngon, thì con mới đưa ra trình bày. Nên con nói mọi người: “Cô chỉ dẫn… cô hãy hướng dẫn thật chính xác, thật rõ ràng, bao nhiêu cốc, bao nhiêu gia vị, v.v...”) Tôi hiểu. (Mọi thứ đều chính xác, rồi người ta, những người không biết nấu ăn, họ vẫn có thể nấu.)

Còn cô thì sao? Cô có làm vậy không? Cô nấu ăn có giỏi không? (Dạ có.) Có hả? À, tôi không biết về những nhà hàng khác, nhưng có một số… (Chúng con làm những món [thuần chay] khác nhau từ… không phải món ăn châu Á.) Không phải món ăn châu Á? (Dạ không, nghiêng về…) Giống Tây Ban Nha hơn hả? (Chúng con có làm một số món ăn Tây Ban Nha như cơm thập cẩm, mì nướng Ý, cà ri, bánh cuộn, và các món tương tự, không có nhiều món Trung Hoa.) (Hai món xào.) (Dạ, hai món xào.) Có lẽ cô nên thay đổi một chút. (Nhưng nhà hàng Trung Hoa ở quanh đó không hề đông khách. Người Tây Ban Nha dường như không đến để ăn món Trung Hoa.) Tôi không chắc về điều đó. Nhưng món ăn Âu Lạc (Việt Nam) cũng rất ngon. (Dạ.) Chỉ là người Âu Lạc (Việt Nam), họ không thích buôn bán cho lắm, nên họ không mở nhà hàng ở khắp nơi như người Hoa. Và dân số họ cũng ít hơn. Người Hoa có hàng tỷ người nên họ phân tán khắp nơi và bất cứ nơi nào họ đến, họ đều làm cho món ăn Trung Hoa trở nên nổi tiếng.

Nhưng món ăn Âu Lạc (Việt Nam) cũng rất ngon. Không phải vì tôi là người Âu Lạc – tôi thích bất kỳ loại món ăn nào nếu ngon. Nhưng một số nhà hàng, như có một nhà hàng tôi biết ở châu Âu – dù chủ là người Trung Hoa, chủ là người Hoa – người làm việc ở đó lại là người châu Âu bản xứ. Nhưng họ đến một nhà hàng khác, một nhà hàng Loving Hut khác mà nấu món Âu Lạc (Việt Nam) [để học]. Ồ! Họ làm gỏi cuốn (thuần chay) rất ngon, y như người Âu Lạc (Việt Nam) làm! Tôi ngạc nhiên, đó là do một người châu Âu làm. Và cô ấy chưa bao giờ nấu ăn trước đó; cô ấy thực sự học rất giỏi – nước chấm và đủ thứ. Tôi tưởng món đó do người Âu Lạc (Việt Nam) làm chứ. Tôi nói: “Nhưng cô nói với tôi nhà hàng này là của người Hoa và người nấu ăn là người châu Âu”. Cô ấy nói: “Dạ phải, thưa Sư Phụ, phải!” Tôi nói: “Làm sao cô ấy nấu món ăn Âu Lạc (Việt Nam) ngon như vậy?” “Thưa Sư Phụ, họ học, họ học bài bản”. Thật dễ thương, thật vậy.

Thậm chí một trong mấy thị giả của tôi, trước đây cô ấy chưa bao giờ nấu cho tôi. Đó là lần đầu tiên cô ấy làm thị giả cho tôi. Chỉ vì cô ấy có thẻ định cư châu Âu, như vậy thuận tiện hơn, nên tình cờ cô ấy đến. Và cô ấy nấu cho tôi – chỉ một hay hai lần, và tôi nói: “Chà! Tuyệt quá, ngon quá! Cô học nấu ở đâu vậy?” Cô ấy nói học ở Loving Hut. (Dạ.) Phải, nhưng cô ấy chỉ nấu hai lần. Thậm chí bất kể lời gợi ý của tôi, cô ấy cũng không bao giờ nấu nữa. Tôi không biết tại sao.

Bây giờ họ quá thiên về ăn sống và “ăn trái cây”. Tôi bất lực. Sau khi tôi nói với quý vị là tôi “ăn trái cây”, thì tôi không còn muốn nhìn trái cây nữa! Tôi không biết tại sao. Và bây giờ tôi đến bất cứ nơi đâu: “Bây giờ con ăn trái cây rồi, thưa Sư Phụ! Con ăn trái cây. Con ăn sống”. Họ lấy hết năng lượng của tôi cho trái cây. Họ ăn tất cả thức ăn lành mạnh, còn bây giờ tôi phải ăn thức ăn không lành mạnh mà họ ăn trước đây. Tôi đã trải nghiệm điều đó, nhưng chưa bao giờ học được.

Như là trước đây, bất cứ khi nào tôi nấu món gì đó ngon cho mình, ý tôi là (công thức) ban đầu, thì tôi nói với các thường trú, chẳng hạn vậy. Và rồi dĩ nhiên, họ ra đĩa DVD nấu ăn. Sau đó, tôi thậm chí không muốn nhìn thấy những món đó nữa, nhìn những món ăn tôi đã thích rất nhiều trong những tuần lễ đó hoặc những tháng gần đây.

Chẳng hạn như, tôi nói với quý vị rằng tôi thích gạo lứt muối mè, nhớ không? Rất dễ, rất đơn giản, bổ dưỡng và cũng ngon. Sau khi tôi nói với quý vị, tôi thậm chí không còn muốn nhìn thấy gạo lứt nữa. Tôi thậm chí không chịu được mè. (Không chịu được gì cả!) (Con rất thích mè.) Tôi biết cô thích! Nhiều người trong số họ thích.

Và bây giờ, tất cả đều “ăn trái cây”! Như một số thường trú người Formosa (Đài Loan) đến và đôi khi giúp tôi làm việc đôi chút chỗ này chỗ nọ. Và rồi, dù tôi không hỏi, nhưng họ tình nguyện nói với tôi: “Bây giờ con ăn trái cây, thưa Sư Phụ! Chỉ trái cây thôi”. Chẳng hạn vậy. Lúc đó tôi nghĩ họ có thể đến nấu cho tôi mấy món ăn trước đây mà tôi thường thích nhưng không thể tự làm, bởi vì phải chuẩn bị quá nhiều thứ, không có thời gian và tâm trạng. Và rồi họ nói: “Con ăn trái cây, thưa Sư Phụ!” Vậy đó.

Sau khi tôi nói với quý vị về gạo lứt thì Trung tâm (thiền) này bắt đầu nấu gạo lứt và thậm chí cả gạo đen và nếp cẩm cho mọi người, nhớ không? (Dạ nhớ.) Tại sao lại như vậy? Và tôi nói với họ: “Tại sao quý vị phải làm vậy? Tại sao?” Lúc đó, tôi nói với quý vị là tôi ăn gạo lứt muối mè, bởi vì chúng tôi không có thời gian để nấu, và như vậy đơn giản cho tôi hơn. Và nó cũng ngon nữa. Và thỉnh thoảng nếu quý vị có thể ăn một chút đậu hủ hay một chút trái cây thì cũng được. Nhưng rồi ở đây, tại Trung tâm này, họ nấu hàng ngàn món! Những thứ rất bổ dưỡng, đậu hủ, và đậu hủ nhồi, phù trúc, đậu hủ khô, đậu hủ ky, đậu hủ… và đủ loại chất đạm. Mì căn này, mì căn kia và đủ loại rau củ, đủ thứ hết! Nên thậm chí không cần ăn gạo lứt nữa. Tất nhiên quý vị có thể, nhưng không cần thiết phải cuồng nhiệt như vậy. Gạo lứt thôi không đủ; lại còn trộn thêm gạo đen, nếp cẩm nữa. Trời ơi! Tôi làm vậy bởi vì gạo lứt và mè cung cấp lượng dinh dưỡng tối thiểu, đủ cho tôi tiếp tục sống. Nhưng ở đây, đã có quá nhiều thứ rồi, quá nhiều rau củ rồi, quá nhiều chất đạm rồi, mà vẫn muốn có thêm gạo lứt muối mè và gạo nếp cẩm! Trời ơi! Xin đừng bắt chước, được chứ? Phải uyển chuyển. Cứ làm như ban đầu thôi. Và phải làm theo cách nào cần thiết. Không phải cứ bắt chước tất cả những gì Sư Phụ nói và làm. Đây là chuyện rất buồn cười. Và trông nó ngớ ngẩn và làm cho chỉ số IQ của quý vị dừng tại chỗ.

Nói quý vị hay – những việc họ làm. Đôi khi tôi chỉ biết lắc đầu; tôi không biết nói gì nữa! Chẳng hạn, tôi phải luôn luôn di chuyển, và có một lần, tôi chuyển đến một ngôi nhà. Dĩ nhiên ngôi nhà đó không phải đứng tên tôi. Đôi khi là tôi mua nhưng tôi thậm chí không thể đứng tên mình. Tôi không có gì cả. Tôi cũng không có xe đứng tên tôi. Cũng không có nhà đứng tên tôi. Ai cũng sở hữu mọi thứ – ngoại trừ tôi. Thậm chí khách sạn này; đó là tiền của tôi, nhưng tôi không sở hữu gì liên quan đến nó cả. Tôi thậm chí không sở hữu một nhánh cỏ nào ở ngoài kia. Hiểu không? (Dạ hiểu.)

Lúc bấy giờ, tôi chuyển đến một ngôi nhà, một ngôi nhà khác, và chuyện gì đã xảy ra? Họ mua cho tôi cái tủ lạnh, nhỏ hơn cái trong bếp của họ – cái tủ lạnh cũ trong bếp cho cái bếp cũ. Thế là họ mua cho tôi cái tủ lạnh và để thức ăn của tôi vào đó. Ban đầu, tôi nói: “Đổi tủ lạnh đi vì nó cũ rồi. Thứ nhất, nó bị gỉ khắp nơi. Thứ hai, họ đã dùng mấy chục năm rồi với đủ thứ thịt (người-thân-động vật) và cá trong đó. Và kiểu cũ nữa, cũng sẽ tốn nhiều điện hơn”. Vì tất cả những lý do này mà tôi bảo họ mua tủ lạnh mới. Nhưng họ không mua. Họ lại mua một cái nhỏ cho tôi. Tôi muốn có một cái tủ lạnh mới, thì tôi có đó, to bằng chừng này. Họ đặt trong phòng khách và vẫn giữ cái tủ lạnh cũ. Nhưng tôi nói: “Tại sao… Nếu quý vị muốn giữ cái tủ lạnh cũ, thì vẫn còn đủ chỗ để bỏ bất cứ thứ gì của tôi vào trong đó, với nhau. Tại sao lại phải mua tủ lạnh mới cho tôi và cho mọi thứ của tôi vào đó?” Tôi nói: “Nếu tất cả quý vị đều ở chung đây – 10, 20 người như vầy,…” Khi họ đang làm việc trong nhà thì tôi đến. “Nếu quý vị ở đây thì dù sao tôi cũng sẽ ăn cùng với quý vị. Nên tôi không cần tủ lạnh riêng. Và nếu quý vị không có ở đây, tôi chỉ đi ba bước là đến bếp của tôi và tự nấu thức ăn cho tôi! Không cần một cái tủ lạnh riêng nào trong phòng khách của tôi cả. Nó phát ra tiếng ồn, tốn nhiều điện hơn và nếu người ta thấy nó, họ sẽ nghĩ tôi là người kỳ quặc”.

Phải! Đó là lý do tại sao người ta luôn đánh giá tôi. Như, đôi khi tôi không đi mua sắm ở bên ngoài nên tôi không biết họ có loại bàn chải đánh răng nào, và trước đây họ mua cho tôi một cái nên tôi nói: “Cứ mua loại này”. Bởi vì đó là nhãn hiệu duy nhất mà tôi biết từ cách đây lâu lắm rồi, khi tôi không đi mua sắm nhiều lắm. Đôi khi mình đi đến một quốc gia khác, mình không biết những sản phẩm đủ loại khác nhau. Cho nên, bất cứ gì tôi biết, tôi chỉ nói: “Đi mua cái này nhé. Hãy mua bàn chải đánh răng”. Và họ nói: “Loại nào ạ?” Tôi nói: “Ồ, có lẽ loại này. Loại này cũng được”. Và rồi họ đi vòng quanh thế giới chỉ để tìm loại bàn chải đó và phớt lờ những loại khác. Và một trong các sư huynh của quý vị thấy vậy và phê phán tôi trong đầu anh ta. Sau này anh ta nói với tôi: “Minh Sư kiểu gì mà kỳ quặc vậy? Bàn chải đánh răng nào mà chả được! Tại sao cứ phải là loại này?” Tôi không biết gì về chuyện đó cả! Tôi nói: “Tôi xin lỗi, tôi thật sự không biết! Họ chỉ hỏi tôi loại nào và tôi chỉ cho họ xem cái bàn chải. Tôi lo là họ không hiểu tôi muốn gì; họ sẽ mua cho tôi cái cán chổi hay gì đó”. Đôi khi họ làm vậy. Phải nói với họ thật nhiều lần và chắc chắn rằng họ lập lại đúng! Bằng không, họ sẽ mua những thứ hoàn toàn khác, rồi quý vị sẽ ngạc nhiên. Và bây giờ, cái gì nữa đây? Ừ. Đó là một chuyện. Tôi luôn luôn bị chỉ trích về những điều mà tôi hoàn toàn không biết gì về nó!

Xem thêm
Tập  10 / 12
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android